Digital advertising, Google Ads

10 phút kiểm tra tài khoản Google Ads

23/06/2021 - Vy Hoang Cong Nhut

Bất kỳ ai sở hữu một tài khoản Google Ads cũng đều muốn có được kết quả tốt nhất. Quảng cáo trên Google không phải là miễn phí, bạn đang phải trả tiền cho các kết quả mà người dùng tìm kiếm. Vì vậy, nếu bạn không thường xuyên tối ưu hóa tài khoản của mình, có thể bạn đang phải trả những chi phí không đáng có.

PPC có thể làm cho bạn cảm thấy mơ hồ vì có rất nhiều thứ hoạt động bên trong nền tảng Google Ads.

Làm thế nào bạn biết tài khoản của mình có đang hoạt động tốt hay không?

Nhiều người dựa vào dữ liệu của Google để biết tài khoản của họ đang hoạt động như thế nào. Đây là một sai lầm lớn vì Google thậm chí không bao gồm dữ liệu chuyển đổi trong dashboard mặc định. Vì vậy, bạn sẽ gặp rắc rối bởi các thông tin của Google.

Bạn cần phải tự mình xử lý các vấn đề để biết tài khoản Google Ads của mình có hoạt động tốt không. Vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ thực hiện một bài kiểm tra tài khoản đơn giản.

Kiểm tra tài khoản Google Ads trong 10 phút với checklist dễ thực hiện.

Việc kiểm tra này sẽ giúp bạn tìm ra chỗ nào cần giữ nguyên, chỗ nào thì cần cải thiện.

Bạn hãy nhớ rằng, làm việc trong lĩnh vực quảng cáo PPC cần phải cải tiến liên tục theo thời gian. Tối ưu hóa tài khoản thường xuyên là cách bạn giành chiến thắng trong trò chơi Google Ads.

Cho dù kinh nghiệm của bạn nhiều hay ít thì việc thực hiện cải tiến thường xuyên là cơ hội tốt nhất để bạn mang lại kết quả lợi nhuận.

[embed]https://youtu.be/HoiCYNcOjm8[/embed]

Hãy bắt đầu với bài kiểm tra và xem cách nó giúp bạn trong việc cải thiện quản lý tài khoản của mình.

Ngân sách chiến dịch của bạn có chính xác và thực tế không?

Có ☐ Không ☐

Hãy xem trạng thái chiến dịch quảng cáo của bạn. Tất cả các chiến dịch của bạn có bị giới hạn bởi ngân sách không? Hoặc bạn đang thất bại trong việc chi tiêu ngân sách chiến dịch của mình?

Hình 1: Chiến dịch bị giới hạn bởi ngân sách Hình 1: Chiến dịch bị giới hạn bởi ngân sách

Nếu bạn gặp phải một trong hai vấn đề này trong tài khoản, bạn cần đánh giá lại cách bạn đang quản lý ngân sách của mình.

Điều chỉnh ngân sách phù hợp cho các từ khoá và tập trung ngân sách cho những click chuột có lượt chuyển đổi cao.

Trong cài đặt, chiến dịch của bạn có sử dụng mặc định của Google không?

Có ☐ Không ☐

Hãy chú ý sử dụng cài đặt chiến dịch mặc định của Google một cách khôn ngoan. Nếu bạn đang sử dụng cài đặt mặc định, bạn sẽ thấy các chiến dịch quảng cáo của mình chưa được tối ưu hóa.

Nếu bạn chọn sử dụng giá trị mặc định, nghĩa là bạn đang nói: “Tôi muốn tin tưởng giao công việc của tôi cho Google”.

Hình 2: Cài đặt chiến dịch mặc định của Google Hình 2: Cài đặt chiến dịch mặc định của Google

 

Alphabet Inc., công ty mẹ của Google, đã kiếm được 110 tỷ đô la vào năm ngoái. Phần lớn doanh thu đó đến từ quảng cáo.

Nếu bạn sử dụng cài đặt mặc định thì bạn đang làm giàu cho Google.

Tự cài đặt chiến dịch để các chiến dịch được điều chỉnh phù hợp với bạn, không phải với Google.

Bạn có sử dụng ad extensions và nhận được hiển thị không?

Có ☐ Không ☐

Ad extensions là một phần rất quan trọng của Google Ads. Nó không những giúp quảng cáo của bạn xuất hiện nhiều hơn trong kết quả tìm kiếm mà còn giúp quảng cáo của bạn nhận được xếp hạng cao hơn.

Hình 3: Sử dụng Ad extensions để tăng xếp hạng quảng cáo

Nếu bạn không sử dụng Ad extensions, thật khó cho bạn khi muốn lọt vào top 3 vị trí hàng đầu!

Bạn có đang thử nghiệm hai hoặc nhiều quảng cáo cho mỗi nhóm quảng cáo không?

Có ☐ Không ☐

Nếu bạn không thử nghiệm các nhóm quảng cáo, bạn không thể cải thiện kết quả của mình. Ngoài ra, nếu bạn không kiểm tra và thử xoay vòng quảng cáo của mình, có thể Google đang hiển thị một quảng cáo nhận được kết quả kém.

Trong ví dụ bên dưới, Google đã không hiển thị quảng cáo có lợi nhất cho trang web ppccourse.com. Các quảng cáo khác có CTR (tỷ lệ nhấp) và CPC (chi phí nhấp chuột) tốt hơn nhưng Google lại ưu tiên cho một quảng cáo đắt tiền hơn. Vì vậy, hãy tạm dừng quảng cáo hoạt động kém hiệu quả mà Google muốn hiển thị và chạy quảng cáo đang đạt được kết quả tốt hơn.

Hình 4: Google chọn một quảng cáo đắt tiền hơn để hiển thị

Bạn có thể cải thiện CTR của mình lên 100% hoặc nhiều hơn nếu bạn thực hiện thử nghiệm quảng cáo.

Nếu bạn muốn tối ưu hóa ngân sách của mình, bạn cần thử nghiệm hai hoặc nhiều quảng cáo cho mỗi nhóm quảng cáo.

Bạn có cải thiện các từ khóa có điểm chất lượng thấp không?

Có ☐ Không ☐

Một kết quả xấu sẽ tốt hơn là việc không có kết quả! Nếu bạn có điểm chất lượng thấp với các từ khóa của mình, bạn không chỉ phải trả nhiều tiền hơn cho các nhấp chuột mà thậm chí còn có thể không được hiển thị quảng cáo của mình.

Nếu điểm chất lượng của bạn là 2/10, giống như quảng cáo bên dưới, bạn sẽ không thấy được kết quả.

Hình 5: Kết quả không được hiển thị với điểm chất lượng 2/10

Một trong những cách tốt nhất để tối ưu hóa ngân sách của bạn là cải thiện điểm chất lượng.

Nếu bạn đang có các từ khóa với điểm chất lượng thấp, hãy tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra.

  • Liệu quảng cáo của bạn có phù hợp với từ khóa không?
  • Landing page của bạn có khớp với quảng cáo không?
  • Đề nghị của bạn có liên quan đến từ khóa không?

Trả lời những câu hỏi này. Sau đó, thực hiện các điều chỉnh bạn cần thực hiện để nâng cao điểm chất lượng của mình.

Bạn có đang sử dụng giá thầu riêng lẻ cho các từ khóa không?

Có ☐ Không ☐

Sử dụng giá thầu riêng lẻ cho các từ khóa của bạn! Đừng sử dụng mặc định của nhóm quảng cáo.

Điều chỉnh CPC tối đa càng nhiều, bạn càng có thể giảm CPC trung bình.

Bạn sẽ nhận được kết quả tốt hơn nếu bạn điều chỉnh CPC tối đa của mình trên từ khóa.

Hình 6: Điều chỉnh CPC tối đa trên mỗi từ khóa

Có từ khóa phủ định nào hiện diện trong tài khoản hoặc chiến dịch của bạn không?

Có ☐ Không ☐

Bao gồm các từ khóa phủ định trong các nhóm quảng cáo của bạn. Từ khóa phủ định giúp bạn chặn quảng cáo của mình hiển thị cho các từ khóa không liên quan.

Bạn có biết điều gì sẽ xảy ra nếu quảng cáo của bạn hiển thị cho các tìm kiếm không liên quan đến sản phẩm hoặc ưu đãi của bạn không?

Mọi người sẽ nhìn thấy quảng cáo của bạn trong kết quả tìm kiếm và một vài người trong số họ sẽ nhấp qua mà không xem quảng cáo. Sau đó, họ truy cập đến trang đích và lúc đó họ nhận ra rằng mình đã nhấp vào kết quả sai.

Hành động đó sẽ gây thiệt hại cho bạn. Bạn trả tiền cho một nhấp chuột mà không có cơ hội nhận được sự chuyển đổi.

Nếu bạn không sử dụng từ khóa phủ định, bạn có thể trả tiền cho các nhấp chuột không liên quan như vậy nhiều lần.

Hình 7: Thêm từ khóa phủ định để chặn quảng cáo hiển thị với các từ khóa không liên quan

Sử dụng từ khóa phủ định để chặn quảng cáo của bạn hiển thị với các từ khóa không liên quan. Kết quả là, từ khóa phủ định giúp bạn tiết kiệm tiền và giảm chi phí cho mỗi chuyển đổi.

Bạn có đang khai thác các báo cáo cụm từ tìm kiếm không?

Có ☐ Không ☐

Việc khai thác các báo cáo này sẽ giúp bạn tìm thấy một số từ khóa tốt nhất cho mình.

Nếu bạn sử dụng lọc từ khóa tìm kiếm rộng có điều chỉnh, bạn sẽ nhận được vô số dữ liệu trong báo cáo cụm từ tìm kiếm của mình.

Báo cáo cụm từ tìm kiếm sẽ hiển thị cho bạn những từ khóa mới đang chuyển đổi. Và bạn sẽ tìm thấy các từ khóa phủ định mà bạn muốn thêm vào chiến dịch của mình.

Hình 8: Sử dụng báo cáo cụm từ tìm kiếm để tìm từ khóa tốt nhất

Khai thác báo cáo cụm từ tìm kiếm là chìa khóa để xây dựng một chiến dịch chi tiết. Sử dụng dữ liệu cụm từ tìm kiếm giúp bạn tinh chỉnh các nhóm quảng cáo. Mục tiêu là xây dựng nhóm quảng cáo đến một điểm mà từ khóa và quảng cáo của bạn khớp nhau trong các nhóm quảng cáo của bạn.

Để tìm hiểu thêm về chiến lược này, bạn có thể đọc hướng dẫn về các nhóm quảng cáo với chỉ 1 từ khóa ở đây: single keyword ad groups.

Bạn đã xác định và nhắm mục tiêu đối tượng khách hàng của bạn và loại trừ chưa?

Có ☐ Không ☐

Bạn có thể xây dựng đối tượng cho các chiến dịch quảng cáo của mình ngay trong Google Ads.

Các tùy chọn đối tượng cho phép bạn nhắm mục tiêu khách hàng dựa trên dữ liệu của Google về lối sống, nhân khẩu học và hành vi mua sắm.

Bạn cũng có thể sử dụng cách remarketing để nhắm mục tiêu đến những người đã truy cập trang web của bạn. Hoặc bạn có thể nhắm mục tiêu các nhóm khách truy cập trang web của mình bằng cách sử dụng danh sách tiếp thị lại cho quảng cáo tìm kiếm (RLSA).

Hình 9: Nhắm mục tiêu đối tượng khách hàng phù hợp với chiến dịch quảng cáo

Bạn muốn giành chiến thắng nhanh chóng?

Bạn có thể sử dụng Customer Match để tải danh sách email của mình lên Google Ads. Sau đó, bạn có thể nhắm mục tiêu hoặc loại trừ những khách hàng này khỏi các chiến dịch quảng cáo. Để biết thêm hướng dẫn về cách sử dụng kỹ thuật này, hãy xem hướng dẫn đầy đủ về cách sử dụng Customer match.

Bạn có đang điều chỉnh giá thầu chiến dịch của mình dựa trên thiết bị không?

Có ☐ Không ☐

Mọi người sử dụng các thiết bị khác nhau và các chiến dịch của bạn sẽ tạo ra các kết quả khác nhau trên các thiết bị khác nhau. Bạn có thể làm cho ngân sách của mình hiệu quả hơn bằng cách nhắm mục tiêu các thiết bị phù hợp nhất với quảng cáo của mình.

Bạn cũng có thể nhắm mục tiêu lượng truy cập tìm kiếm rẻ hơn trên các thiết bị mà đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ không đặt giá thầu.

Nhóm quảng cáo trên điện thoại di động trong ví dụ dưới đây đang nhận được kết quả tốt hơn. Điều này là do trên điện thoại di động có ít đối thủ cạnh tranh với các quảng cáo của chúng tôi hơn.

Hình 10: Điều chỉnh giá thầu phù hợp trên các thiết bị khác nhau

Bạn đã xem lại phần opportunities chưa?

Có ☐ Không ☐

Phần Ads opportunities cung cấp thông tin về cách bạn có thể cải thiện tài khoản của mình. “Opportunities” này là những đề xuất do thuật toán của Google tạo ra.

Những đề xuất bao gồm khuyến nghị về cấu trúc tài khoản, cơ hội từ khóa của bạn và hơn thế nữa.

Hình 11: Các đề xuất trong phần opportunities

Không phải tất cả các cải tiến được đề xuất đều hữu ích. Tuy nhiên, những thay đổi thật sự hữu ích có thể được thêm vào tài khoản của bạn bằng một cú nhấp chuột.

Bạn có đang theo dõi tất cả các cơ hội chuyển đổi?

Có ☐ Không ☐

Hãy nhớ rằng bạn đang theo dõi lượt chuyển đổi trong Google Ads. Theo dõi chuyển đổi của bạn bằng Google Analytics hoặc sử dụng mã theo dõi Google Ads.

Hình 12: Theo dõi các cơ hội chuyển đổi

Nếu chỉ có một quy tắc để quản lý, nó sẽ là "TỐI ƯU HÓA CHO CÁC CHUYỂN ĐỔI."

Nếu bạn không theo dõi chuyển đổi, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội tối ưu hóa cho các nhấp chuột. Lúc đó, sẽ không có mục nào trong danh sách kiểm tra này còn trở nên quan trọng nữa.

Vì vậy, hãy nhớ rằng bạn đang theo dõi các chuyển đổi và thiết lập tài khoản của bạn để có thể xem số lần chuyển đổi và dữ liệu giá mỗi chuyển đổi trong các cột báo cáo của mình.

Nếu bạn cần trợ giúp để hiểu hoặc bật theo dõi chuyển đổi, hãy xem hai tài liệu sau:

Bạn có thực hiện thay đổi nào với tài khoản của mình trong 14 ngày qua không?

Có ☐ Không ☐

Trong việc quản lý PPC, kết quả đến từ sự nỗ lực. Ngay cả khi đó chỉ là một vài chỉnh sửa đơn giản hàng ngày, bạn sẽ có được kết quả tốt hơn bằng cách khai thác dữ liệu của mình và thực hiện các điều chỉnh thường xuyên.

Hình 13: Biểu đồ lịch sử thay đổi tài khoản

Nếu bạn xem báo cáo thay đổi lịch sử của mình và không có hoạt động nào, có thể đã đến lúc thuê một người quản lý PPC.

Tổng kết

Tối ưu hóa tài khoản là một công việc hàng ngày. Bạn giành chiến thắng trong trò chơi Google Ads bằng cách thực hiện các cải tiến dựa trên dữ liệu mà quảng cáo của bạn tạo ra.

Google Ads không phải là nền tảng "đặt nó và quên nó đi". Nếu bạn không có thời gian để làm việc đó trên tài khoản của mình, hãy trả tiền để thuê một ai đó làm nó vì nó đáng đồng tiền. Người quản lý tài khoản có kỹ năng có thể tạo ra kết quả tuyệt vời nhưng nếu bạn muốn tự mình đi sâu hơn, hãy xem Hướng dẫn Google Ads đầy đủ ở đây.

Bạn đã hoàn thành danh sách kiểm tra tài khoản Google Ads trong 10 phút chưa?

Tải xuống danh sách kiểm tra tài khoản và sử dụng nó để đảm bảo rằng bạn đang quản lý tài khoản đúng hướng.

 

Bài viết liên quan