Digital advertising, Facebook advertising, Account management
Những phương pháp tạo chiến dịch Facebook Ads thành công 2025
03/10/2021 - Vy Hoang Cong Nhut
Hiện nay, 97% marketer sử dụng Facebook để quảng bá thương hiệu và sản phẩm. Do đó, nắm vững cách chạy quảng cáo trên nền tảng này đã trở thành điều cần thiết, nhất là khi lượng tiếp cận tự nhiên đang dần giảm. Trong bài viết này, MangoAds sẽ chia sẻ những phương pháp chạy Facebook Ads hiệu quả nhất mà mọi nhà làm quảng cáo nào cũng nên biết.
1. Xác định đối tượng mục tiêu quảng cáo Facebook
Facebook cung cấp một tính năng tuyệt vời đó là cho phép nhắm mục tiêu quảng cáo giúp xác định những khách hàng tiềm năng có khả năng mua hàng cao nhất. Ngoài ra, nền tảng này cho phép bạn tìm hiểu chi tiết về việc nhắm mục tiêu quảng cáo và chỉ phân phối quảng cáo cho những người này.
1.1 Tạo đối tượng
Doanh nghiệp có thể xác định đối tượng dựa trên các thông số cụ thể như:
- Vị trí: các doanh nghiệp có thể nhắm mục tiêu đến các quốc gia, thành phố hoặc các vùng lân cận.
- Độ tuổi: bạn có thể phân đoạn quảng cáo theo nhiều độ tuổi thay vì tiếp cận toàn bộ.
- Sở thích: yếu tố này được phân chia dựa trên “lượt like của người dùng và hoạt động của họ trên Facebook.
- Nhân khẩu học: các chi tiết bổ sung như trình độ học vấn, tình trạng mối quan hệ có thể giúp bạn nhắm mục tiêu sâu hơn.
Hình 1: Thiết lập đối tượng mục tiêu
1.2 Đối tượng tùy chỉnh
Những đối tượng này được sử dụng cho chiến dịch “remarketing ads”, hướng đến những người đã từng tương tác với doanh nghiệp của bạn. Họ có thể là khách hàng cũ, những người từng truy cập website hay tương tác với Fanpage của bạn. Bạn có thể dữ liệu khách hàng như email hoặc lượt truy cập trang web này mà tạo nên tệp đối tượng tùy chỉnh.
Hình 2: Nguồn dữ liệu tạo tệp khách hàng tùy chỉnh
1.3 Tệp đối tượng lookalike
Tính năng này hỗ trợ bạn nhắm mục tiêu đến những đối tượng có đặc điểm, hành vi và sở thích tương tự với nhóm khách hàng đã từng tương tác với quảng cáo của bạn. Bằng cách tận dụng nguồn dữ liệu sẵn có, công cụ này giúp cho doanh nghiệp mở rộng cơ hội tiếp cận đến đúng nhóm khách hàng tiềm năng, phát triển thị trường và tối ưu hiệu quả chiến dịch quảng cáo mà không cần tốn quá nhiều thời gian để tìm kiếm khách hàng mới.
Hình 3: Tạo đối tượng lookalike
2. Chọn hình thức quảng cáo Facebook phù hợp
Trước tiên, bạn cần xác định mục tiêu phù hợp cho quảng cái của mình. Bây giờ ta cùng xem xét ba loại mục tiêu khác nhau liên quan đến chiến lược quảng cáo Facebook:
- Nhận thức: Mở rộng phạm vi tiếp cận, giúp khách hàng tiềm năng biết đến doanh nghiệp.
- Cân nhắc: Khuyến khích khách hàng tương tác, tìm hiểu thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Chuyển đổi: Tăng doanh số bằng cách thúc đẩy hành động mua hàng.
Mỗi mục tiêu sẽ ảnh hưởng đến định dạng quảng cáo mà bạn chọn bao gồm quảng cáo băng chuyền , quảng cáo video và quảng cáo Story. Hiện tại, nền tảng này đã và đang tìm cho mình hướng đi mới với sự bùng nổ của video ngắn và Reels.
Người dùng ngày càng ưa chuộng tính ngắn gọn và độ hấp dẫn của video. Bởi vậy, Reels trên Facebook và Instagram đã trở thành "mảnh đất vàng" cho các thương hiệu tiếp cận khách hàng.
Quảng cáo trên Reels bên cạnh việc thu hút người dùng mới, còn có lợi ích về mặt chi phí khi mỗi lần hiển thị (CPM) thấp hơn so với quảng cáo truyền thống. Vậy nên, bạn có thể tận dụng tối đa tiềm năng của Reels để tăng doanh thu và nhận diện thương hiệu.
Hình 4: Một định dạng quảng cáo Reels trên Facebook
Mặc dù ra mắt đã lâu, tuy nhiên Facebook Story hiện vẫn là kênh tiếp cận nhanh chóng, trực quan, thu hút người dùng với nội dung ngắn gọn, sinh động. Có thể nói đây là lựa chọn hiệu quả cho các thương hiệu muốn tăng tương tác, và mở rộng phạm vi tiếp cận.
Hình 5: Quảng cáo Facebook Story
3. Sắp xếp các quảng cáo
Để khai thác hiệu quả quảng cáo trên Facebook, doanh nghiệp của bạn cần sắp xếp nội dung hợp lý. Không đơn giản là việc tạo ra những video hấp dẫn hay bài viết thu hút, mà bạn cần chủ động lên kế hoạch đăng tải, thử nghiệm nhiều phiên bản khác nhau rồi tối ưu hóa dựa trên hiệu suất thực tế. Quá trình này sẽ giúp bạn phân tích và đánh giá hiệu quả quảng cáo có tiếp cận đúng đối tượng, tương tác có gia tăng hay không từ đó điều chỉnh ngân sách một cách hiệu quả.
3.1 Đừng bỏ qua tính giải trí
Các nhà quảng cáo cần làm cho quảng cáo trở nên thú vị với khách hàng. Bạn có thể tận dụng các hình ảnh hài hước, sinh động để khiến khách hàng dừng lại thay vì những quảng cáo tĩnh đơn điệu.
Muốn thu hút khách hàng, quảng cáo của bạn bên cạnh việc cung cấp thông tin thì nên mang lại cảm giác thú vị. Sử dụng hình ảnh sinh động, hài hước hoặc những tình huống bất ngờ để kích thích sự tò mò cũng là ý tưởng không tồi. Một nội dung hấp dẫn sẽ khiến khách hàng dừng lại, tương tác và ghi nhớ thương hiệu thay vì lướt qua như những quảng cáo nhàm chán, đơn điệu.
Hình 6: Top các yếu tố thu hút khách hàng xem quảng cáo
3.2 Sử dụng video
Như đã đề cập ở trên, video được xem là yếu tố tăng khả năng hiển thị quảng cáo và là phương tiện thu hút sự chú ý của người dùng nhất. Với tính năng truyền tải thông điệp một cách sinh động, chúng giúp nội dung trở nên hấp dẫn, dễ tiếp cận hơn so với các định dạng khác.
Thông thường, các thương hiệu tập trung vào quảng cáo bằng video sẽ đạt tỷ lệ chuyển đổi cao hơn nhờ khả năng tạo ấn tượng mạnh, kích thích cảm xúc và thúc đẩy hành động từ khách hàng tiềm năng. Đặc biệt, trên các nền tảng mạng xã hội, thuật toán ngày nay ngày càng ưu tiên nội dung video giúp cho quảng cáo tiếp cận đến nhiều người hơn, tối ưu hiệu suất chiến dịch tiếp thị.
3.3 Đưa ra CTA hấp dẫn
Thu hút lượng tương tác không phải là yếu tố duy nhất cần quan tâm khi tạo quảng cáo, đến cuối cùng, bạn cần thu hút những chuyển đổi hoặc các click vào trang web. Để làm được điều này, bạn cần CTA mạnh mẽ.
Thu hút tương tác là quan trọng, nhưng bạn nên nhớ mục tiêu cuối cùng của quảng cáo là thúc đẩy hành động, dù cho đó là nhấp vào trang web, đăng ký, hay mua hàng. Một CTA (Call-to-Action) mạnh mẽ sẽ chuyển đổi sự quan tâm của khách hàng thành hành động thực tế.
Và để CTA được hiệu quả, doanh nghiệp hãy đảm bảo sự ngắn gọn, rõ ràng và kích thích nhu cầu của người xem. Bạn có thể sử dụng những động từ hành động mạnh như “Mua ngay”, “Khám phá ngay”, “Nhận ưu đãi” để tạo cảm giác cấp bách. Kết hợp với lợi ích cụ thể, chẳng hạn: “Mua ngay để được giảm 20%” hoặc “Nhận tư vấn miễn phí ngay hôm nay”, sẽ giúp tăng tỷ lệ nhấp chuột và chuyển đổi dễ dàng hơn.
Hình 7: Những CTA được ưa chuộng nhất
Quảng cáo của Zetamail là một ví dụ điển hình về cách sử dụng CTA để khuyến khích hành động. Cụ thể, CTA kêu gọi người dùng đăng ký trước khi hết thời hạn.
Hình 8: Quảng cáo Facebook đưa CTA vào sử dụng
3.4 Facebook Offers
Bạn sẽ thấy, Facebook Ads và Facebook Offers có những điểm tương đồng với nhau. Nếu Facebook Ads là công cụ quảng cáo giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng thông qua việc quảng bá trang, bài viết, sự kiện hoặc tìm kiếm khách hàng tiềm năng thì Facebook Offers làm được nhiều hơn thế.
Facebook Offers là tính năng mở rộng hơn so với Facebook Ads khi không chỉ quảng cáo thông tin mà còn cung cấp các phiếu giảm giá, chương trình khuyến mãi hoặc ưu đãi hấp dẫn để thu hút những khách hàng tiềm năng.
Tính năng đặc biệt này dành cho các doanh nghiệp muốn khuyến khích người tiêu dùng thực hiện hành động mua hàng thông qua các ưu đãi có giới hạn về thời gian hoặc số lượng. Khi khách hàng quan tâm đến một ưu đãi trên Facebook Offers, họ có thể lưu lại hoặc nhận thông báo nhắc nhở để sử dụng, khía cạnh này sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi một cách hiệu quả hơn.
Hình 9: Khuyến khích mua hàng nhờ chiến dịch giảm giá và freeship
4. Kiểm tra và theo dõi các chiến dịch Facebook Ads
Nếu bạn là người mới (newbie), hãy chạy thử nghiệm với ngân sách nhỏ để có thể kịp thời kiểm soát rủi ro, theo dõi hiệu quả và rút kinh nghiệm trước khi đầu tư lớn. Bạn nên tập trung kiểm tra thường xuyên các chỉ số quan trọng như tỷ lệ nhấp (CTR), chi phí trên mỗi kết quả (CPA) và mức độ tương tác để đánh giá hiệu suất.
Doanh nghiệp bạn cũng có thể phân phối quảng cáo dựa trên một lịch trình đã định sẵn chẳng hạn như chạy vào khung giờ có nhiều khách hàng tiềm năng trực tuyến hoặc sử dụng tính năng tối ưu hóa của Facebook để hệ thống tự động phân bổ quảng cáo vào thời điểm hiệu quả nhất.
Hình 10: Thiết lập ngân sách quảng cáo
Ngoài ra, Facebook đang tiến hành tối ưu hóa ngân sách chiến dịch cho tất cả các quảng cáo, giúp hệ thống tự động phân bổ ngân sách một cách hợp lý dựa trên hiệu suất của từng nhóm quảng cáo. Điều này mang lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp, giúp họ tối ưu chi phí, tập trung ngân sách vào những quảng cáo hoạt động hiệu quả nhất, từ đó nâng cao hiệu suất tiếp cận khách hàng mà không cần điều chỉnh thủ công.
Hình 11: Khác biệt giữa sự tối ưu ngân sách chiến dịch
Một phần quan trọng khác của quảng cáo trên Facebook là các tính năng báo cáo giúp người dùng theo dõi hiệu suất chiến dịch.
Hình 12: Theo dõi phạm vi tiếp cận, ngân sách….
5. Sự kết hợp giữa các chiến dịch trả tiền với hoạt động organic
Trong hầu hết các trường hợp, lợi ích tốt nhất cho các doanh nghiệp là áp dụng chiến lược truyền thông xã hội kết hợp. Tức là vừa xây dựng cộng đồng tự nhiên thông qua nội dung, vừa chạy quảng cáo Facebook để mở rộng phạm vi tiếp cận.
Dù bài đăng organic bị giới hạn về độ phủ sóng, xong chúng vẫn giúp duy trì lượng người theo dõi trung thành nhất định. Thông qua việc xây dựng page, bạn sẽ kiến tạo hình ảnh thương hiệu cũng như tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
Bên cạnh đó, Sprout’s analytics để theo dõi hoạt động trên Facebook của doanh nghiệp. Công cụ này cung cấp cái nhìn tổng quan về hiệu suất quảng cáo, để doanh nghiệp có sự điều chỉnh kịp thời.
Hình 13: Giao diện công cụ Sprout
6. Kết luận
Hiểu rõ về Facebook Ads là chìa khóa để tạo ra những chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Để tối ưu Facebook Ads, doanh nghiệp cần nhắm đúng đối tượng, theo dõi hiệu suất và tối ưu ngân sách. Đồng thời kết hợp quảng cáo trả phí với nội dung organic sẽ giúp xây dựng thương hiệu bền vững và tăng hiệu quả chuyển đổi. Mong rằng những thông tin MangoAds vừa chia sẻ sẽ giúp bạn định hướng và xây dựng chiến lược phù hợp. Chúc bạn thành công!
>>> 12 tính năng hay nhất của Facebook Ads
Bài viết liên quan